Kiểm tra kiến thức về đạo Phật Bài kiểm tra gồm 90 câu hỏi về kiến thức Phật giáo. Thời gian làm bài 45 phút. Trước khi kiểm tra kiến thức về đạo Phật, bạn nên ôn tập kiến thức tại đây 1 / 90 Vị thị giả nào theo hầu Đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”? a. Tôn giả Kiều Trần Như. b. Tôn giả Nan Đà. c. Tôn giả A Nan. d. Tôn giả Phú Lâu Na. 2 / 90 Phật tử quy y Phật thì không quy y gì? a. Không được đi đình, miếu. b. Thiên, thần, quỷ, vật. c. Ngoại đạo tà giáo. d. Thầy tà, bạn dữ. 3 / 90 Ai cúng dường cây cho Đức Phật và Tăng đoàn ở tinh xá Kỳ Viên? a. Trưởng giả Cấp Cô Độc. b. Thái tử Kỳ Đà. c. Vua Ba Tư Nặc d. Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư 4 / 90 Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì? a. Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão. b. Là con đường, là bổn phận c. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối. d. Bao gồm đáp án b và c. 5 / 90 Sám hối nghĩa là gì? a. Ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau. b. Xưng tội để chư Phật tha thứ. c. Hứa không tạo thêm tội nữa. d. Hối hận những lỗi lầm được tạo ra. 6 / 90 Sự ra đời của Đức Phật thường được gọi là “Thị hiện” có ý nghĩa gì? a. Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp. b. Sự ra đời làmvui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho đời. c. Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con người nhìn thấy được. d. Đáp án a, b và c. 7 / 90 Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào? a. Bà la môn b. Sát đế lợi. c. Phệ xá. d. Thủ đà la. 8 / 90 Vì sao trong kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Đức Phật lạy đống xương khô? a. Vì cứu bà Thanh Đề. b. Vì trong đó có ông bà cha mẹ nhiều đời. c. Vì tôn kính cha mẹ. d. Gồm đáp án a và b. 9 / 90 Đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”? a. Tôn giả Kiều Trần Như. b. Tôn giả Nan Đà. c. Tôn giả A Nan. d. Tôn giả Phú Lâu Na 10 / 90 Vị đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thiên nhãn đệ nhất”? a. Tôn giả Kiều Trần Như. b. Tôn giả A Nan Đà. c. Tôn giả A Na Luật. d. Tôn giả Phú Lâu Na. 11 / 90 Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì? a. Cảnh vui sướng của người nông dân b. Cảnh tương tàn tương sát của các loài côn trùng, cầm thú. c. Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót d. Cảnh người nông dân chăm sóc ruộng vườn 12 / 90 Như thế nào là sám hối chân chính? a. Tự mình tạo tội thì tự mình ăn năn, chừa bỏ. b. Tội lỗi từ tâm tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối. c. Đối trước bậc thanh tịnh để sám hối tội lỗi. d. Gồm đáp án a và b. 13 / 90 Về cách xưng hô, Phật tử cùng gặp mặt nhau thì gọi thế nào cho đúng? a. Xưng hô theo tuổi tác như: ông, bà, cô, bác, anh, chị. b. Kêu Sư huynh, Sư tỷ, xưng pháp danh mình, v.v… c. Chắp tay xá chào và niệm “Mô Phật”, hay “A Di Đà Phật”. d. Gồm đáp án a và c. 14 / 90 Mẹ ngài Mục Kiền Liên tên là gì? a. Bà Thanh Đề. b. Bà Duyệt Đế Lợi c. Bà Am Ba Pa Li. d. Bà Vi Đề Hy. 15 / 90 Thế nào là tác pháp sám hối? a. Đối trước tượng Phật bày tỏ lỗi lầm. b. Lập đàn tràng sám hối. c. Thỉnh chư Tăng thành khẩn bày tỏ lỗi lầm lỡ gây tạo. d. Phải thiết tha thỉnh chư Tăng chứng minh và thành khẩn bày tỏ lỗi lầm, nguyện về sau không tái phạm. 16 / 90 Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì? a. Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt. b. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh c. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông. d. Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông. 17 / 90 Sự hóa độ của Đức Phật như thế nào? a. Theo thứ lớp căn cơ. b. Tùy phương tiện. c. Tinh thần bình đẳng. d. Tùy phương tiện, theo thứ lớp căn cơ và tinh thần bình đẳng. 18 / 90 Mục đích của việc tụng kinh là gì? a. Cầu Tam bảo ban phước lành. b. Ôn lại những lời Phật dạy để ghi nhớ, hiểu biết và thực hành. c. Để tiêu trừ nghiệp chướng, cuộc sống giàu sang. d. Để mở mang tâm trí, tăng trưởng kiến thức 19 / 90 Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, thái tử Tất Đạt Đa đã yêu cầu vua cha những gì? a. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh. b. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh, sống hoài không chết. c. Cho con không già, không bệnh, không chết và tất cả chúng sanh hết khổ. d. Cho con không già, không bệnh, được xuất gia, và tất cả chúng sanh hết khổ. 20 / 90 Quy y nghĩa là gì? a. Đến chùa tụng kinh b. Đến chùa làm công quả. c. Xuất gia tu học. d. Trở về nương tựa Tam bảo. 21 / 90 Vô thường biểu hiện qua những phương diện nào? a. Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường. b. Thân vô thường, khẩu vô thường, hoàn cảnh vô thường. c. Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường. d. Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người vô thường. 22 / 90 Giới thứ 6 trong Bát quan trai giới là gì? a. Không đeo chuỗi anh lạc tràng hoa thơm b. Không xoa ướp dầu thơm vào mình c. Không đeo chuỗi anh lạc tràng hoa thơm, không xoa ướp dầu thơm vào mình. d. Không đeo chuỗi anh lạc tràng hoa thơm, không xoa ướp dầu thơm vào mình. 23 / 90 Năm thời thuyết pháp, Đức Phật nói những kinh gì? a. Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn. b. Lăng Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa c. Lăng Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa. d. Hoa Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa. 24 / 90 Phật tử phải báo hiếu cha mẹ như thế nào mới đúng pháp? a. Chiều lòng và làm bất kỳ việc gì cha mẹ muốn. b. Tổ chức lễ tang linh đình khi cha mẹ qua đời. c. Chăm sóc và hướng cha mẹ theo đường lành, cầu siêu, tạo phước khi cha mẹ qua đời d. Cúng tế quỷ thần để khỏi bắt hồn cha mẹ 25 / 90 Thế nào gọi là trộm cướp? a. Tài vật của người không cho mà cướp lấy, cưỡng ép, lừa gạt và chiếm đoạt. b. Từ vật quý giá đến cây kim, ngọn cỏ người ta không cho mà lấy. c. Trốn thuế, tham nhũng, biến của công thành của riêng. d. Gồm đáp án a, b và c. 26 / 90 Ái ngữ nhiếp liên quan giới thứ mấy trong năm giới? a. Giới thứ nhất. b. Giới thứ hai. c. Giới thứ ba. d. Giới thứ tư. 27 / 90 Vì sao Phật tử phải giữ giới không sát sanh? a. Vì thương yêu mạng sống muôn loài. b. Vì chúng ta và chúng sanh đều là quyến thuộc. c. Vì mọi sinh vật đều tham sống sợ chết. d. Đáp án a, b và c đều đúng. 28 / 90 Phật tử quy y Pháp thì không quy y gì? a. Thiên, thần. b. Quỷ, vật. c. Ngoại đạo tà giáo. d. Thầy tà, bạn dữ. 29 / 90 Ai khai sáng ra đạo Phật? a. Đức Phật Dược Sư. b. Đức Phật Di Lặc. c. Đức Phật A Di Đà. d. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 30 / 90 Giáo lý đạo Phật gồm những gì? a. Giới, Định, Tuệ. b. Văn, Tư, Tu. c. Gồm ba tạng: Tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận d. Tứ diệu đế, Lục độ, Thập nhị nhân duyên. 31 / 90 Quy y Tam bảo có nghĩa là gì? a. Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm. b. Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo. c. Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian. d. Trở về nương tựa ba ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. 32 / 90 Xuất thế gian Pháp bảo là chỉ cho gì? a. a. Chánh pháp của Phật có công năng thoát khỏi ràng buộc thế gian. b. b. Giáo lý Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên,... c. c. Lời dạy của bậc Thánh xuất thế. d. Bao gồm đáp án a và b. 33 / 90 Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia vào thời điểm nào? a. Buổi sáng. b. Buổi chiều. c. Buổi tối. d. Nửa đêm 34 / 90 Đức Phật hàng phục vị Bà la môn thờ thần lửa cùng với 500 đệ tử xin xuất gia trở thành Tỳ kheo, đó là ai? a. Tôn giả Đại Ca Diếp. b. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp c. Tôn giả Già Da Ca Diếp. d. Tôn giả Na Đề Ca Diếp. 35 / 90 Ba bậc Tam bảo gồm những gì? a. Thế gian trụ trì Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. b. Đồng thể Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, thế gian trụ trì Tăng bảo. c. Xuất thế gian Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, xuất thế gian Tăng bảo. d. Đồng thể Tam bảo, xuất thế gian Tam bảo, thế gian trụ trì Tam bảo. 36 / 90 Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia? a. A. Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều người hầu hạ. b. B. Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc c. C. Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử. d. Gồm đáp án a, b và c 37 / 90 Vì sao Đức Phật cấm không tà dâm? a. Tôn trọng sự công bình, tránh oán thù và quả báo xấu xa. b. Tránh oán thù và quả báo xấu xa. c. Tôn trọng sự công bình, bảo vệ hạnh phúc gia đình; tránh oán thù và quả báo xấu xa. d. Tôn trọng sự công bình, tránh oán thù và quả báo xấu xa. 38 / 90 Lợi ích của việc tu Bát quan trai giới là gì? a. Tập sự tu hạnh xuất gia. b. Thanh tịnh thân, khẩu, ý c. Phát triển các hạnh lành. d. Đáp án a, b và c 39 / 90 Sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã Thành đạo ở đâu? a. Dưới cây Vô ưu. b. Dưới cội Bồ đề. c. Dưới cây Ta la d. Dưới cây Asoka. 40 / 90 Trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật di huấn điều gì cho các đệ tử? a. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời thầy chỉ dạy. b. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như khi Đức Phật còn tại thế. c. Phải tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm thầy. d. Không có câu nào đúng trọn vẹn. 41 / 90 Ái ngữ là lời nói như thế nào? a. Thẳng thắn, bộc trực. b. Nhẹ nhàng, khôn khéo c. Thu phục lòng người. d. Nhẹ nhàng, khôn khéo và thu phục lòng người 42 / 90 Người đệ tử cuối cùng chứng thánh quả A La Hán của Đức Phật là ai? a. Tôn giả Ca Na Đề Bà. b. Tôn giả La Hầu La. c. Tôn giả Di Già Ca. d. Tôn giả Tu Bạt Đà La. 43 / 90 Tự giác viên mãn nghĩa là gì? a. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ. b. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập. c. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh. d. Giác ngộ do phước huệ đời trước. 44 / 90 Bốn giai đoạn thay đổi của sự vật là gì? a. Thành, trụ, hoại, không. b. Sanh, trụ, dị, diệt. c. Thành, trụ, hoại, tận. d. Đáp án a và b đều đúng 45 / 90 Đồng thể Tăng bảo là gì? a. Tất cả chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. b. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. c. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh. d. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh, sự lý hòa hợp. 46 / 90 Phật lịch được tính từ lúc nào? a. Từ năm Phật Đản sanh. b. Từ năm Phật Thành đạo. c. Từ năm Phật Chuyển pháp luân. d. Từ năm Phật nhập Niết bàn. 47 / 90 Bổn phận của người Phật tử tại gia là gì? a. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc. b. Có trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình, xã hội và Phật pháp. c. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia và Tam bảo. d. Có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và Phật pháp. 48 / 90 Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào? a. Cửa thành Đông b. Cửa thành Nam. c. Cửa thành Tây. d. Cửa thành Bắc. 49 / 90 Khi đang cầm kinh mà muốn xá chào người khác, Phật tử phải làm thế nào? a. Kẹp quyển kinh vào cánh tay và xá chào. b. Đặt kinh giữa hai tay và xá chào c. Một tay cầm kinh một tay chào. d. Ôm kinh vào ngực và chào “Mô Phật” hoặc “A Di Đà Phật”. 50 / 90 Thái tử Tất Đạt Đa cùng ngựa Kiền Trắc và Sa Nặc vượt thành xuất gia ở cửa thành nào? a. Cửa thành Đông. b. Cửa thành Nam. c. Cửa thành Tây. d. Cửa thành Bắc. 51 / 90 Tứ nhiếp pháp gồm những gì? a. Bố thí, trì giới, niệm Phật, ăn chay. b. Ái ngữ, lợi hành, tụng kinh, nghe pháp. c. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. d. Ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú. 52 / 90 Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật nhập Niết bàn ngày nào? a. Ngày 8/2 âm lịch. b. Ngày 15/2 âm lịch. c. Ngày 15/4 âm lịch. d. Ngày 8/12 âm lịch. 53 / 90 Sau khi sinh thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào? a. Cõi trời Phạm Thiên. b. Cõi trời Đao Lợi. c. Cõi trời Hóa Lạc Thiên. d. Cõi trời Đâu Suất. 54 / 90 Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào? a. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. b. Bà Da Du Đà La. c. Bà Khế Ma. d. Bà Mạt Lợi 55 / 90 Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp. d. Tôn giả Phú Lâu Na. 56 / 90 Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào? a. Người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm. b. Người cư sĩ tu xuất gia gieo duyên c. Người cư sĩ vào chùa tập sự xuất gia. d. Người tại gia dõng mãnh tinh tấn 57 / 90 Lợi ích của việc giữ giới không trộm cướp là gì? a. Được phước báu giàu sang sung sướng. b. Không bị mất tài sản của mình. c. Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác. d. Gồm đáp án a, b và c. 58 / 90 Bổn phận của vợ đối với chồng theo kinh Thiện Sanh là gì? a. Kính yêu, hòa thuận, chia sẻ công việc với chồng b. Quán xuyến công việc nhà. c. Giữ gìn tiết hạnh. d. Gồm đáp án a, b và c 59 / 90 Theo kinh Thiện Sanh, học trò phải có bổn phận với thầy như thế nào? a. Phải vâng lời và kính thầy như cha mẹ. b. Phải biết nhớ ơn thầy dù là không còn dạy mình nữ c. Kính trọng khi thầy còn dạy d. Gồm đáp án a và b. 60 / 90 Theo Phật học Phổ thông, Phật tử tại gia quy y và thọ trì bao nhiêu giới? a. 5 giới. b. 8 giới. c. 10 giới. d. 48 giới. 61 / 90 Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật thành đạo ngày nào? a. Ngày 8/2 âm lịch. b. Ngày 15/4 âm lịch. c. Ngày 15/12 âm lịch. d. Ngày 8/12 âm lịch. 62 / 90 Năm thứ hương cúng dường đức Phật về lý gồm những gì? a. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương. b. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương. c. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương. d. Đáp án a, b và c 63 / 90 Vị vua nào cúng dường vườn Ngự uyển cho Đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ? a. Vua Thiện Giác. b. Vua Tịnh Phạn c. Vua Tần Bà Sa La. d. Vua A Xà Thế. 64 / 90 Bát quan trai giới dành cho Phật tử áp dụng thời gian như thế nào? a. Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm. b. Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 24 giờ c. Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng áp dụng trong 7 ngày. d. Đáp án a và b 65 / 90 Vì sao bà Thanh Đề không ăn được bát cơm do tôn giả Mục Kiền Liên dâng? a. Bị quỷ đốt cháy. b. Bị quỷ giành ăn. c. Bát cơm bốc cháy do nghiệp lực của bà nặng. d. Do chịu tội nên không được ăn. 66 / 90 Sống có trách nhiệm với bản thân nghĩa là gì? a. Thực hành lối sống lành mạnh. b. Hoàn thiện bản thân là đủ, không cần quan tâm người khác. c. Tu tâm dưỡng tánh, trau dồi đức hạnh. d. Gồm đáp án a và c. 67 / 90 Đồng thể Pháp bảo là gì? a. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một thể tánh sáng suốt. b. Tất cả chúng sanh đồng pháp tánh bình đẳng. c. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh từ bi, bình đẳng. d. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. 68 / 90 Sau khi Thành đạo, Đức Phật an trú Bồ Đề Đạo Tràng thêm bao lâu? a. 7 ngày b. 21 ngày c. 35 ngày d. 49 ngày 69 / 90 Thái tử Tất Đạt Đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ? a. Một người thợ săn. b. Một người chết. c. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm d. Đáp án a, b và c. 70 / 90 Bổn phận đối với bà con thân thích trong kinh Thiện Sanh là gì? a. Chỉ biết lo gia đình mình, không xen vào chuyện người khác. b. Thăm hỏi khi người thân có bệnh, chia sẻ khi người thân gặp khó khăn. c. Khuyên can khi có người làm việc chẳng lành. d. Gồm đáp án b và c. 71 / 90 Lạy Phật như thế nào mới đúng? a. Khi lạy Phật hai bàn tay để ngửa hoặc úp và đặt trán ở khoảng giữa hai bàn tay. b. Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi c. Trước khi lễ Phật phải súc miệng, rửa mặt, thân thể sạch sẽ, y phục trang nghiêm d. Đáp án a, b và c đều đúng 72 / 90 Quy y Phật bảo khỏi đọa vào đâu? a. A tu la. b. Địa ngục. c. Ngạ quỷ. d. Súc sinh. 73 / 90 Khi tôn giả A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, Đức Phật thuyết kinh gì? a. Kinh Hoa Nghiêm. b. Kinh Lăng Nghiêm. c. Kinh Lăng Già. d. Kinh Pháp Hoa. 74 / 90 Đức Phật thuyết pháp độ nhóm ông Kiều Trần Như ở nơi nào? a. Vườn Lâm Tỳ Ni. b. Vườn Lộc Uyển. c. Vườn Trúc Lâm. d. Vườn Cấp Cô Độc. 75 / 90 Đức Phật thuyết pháp độ nhóm ông Kiều Trần Như bài pháp thứ hai tên gì? a. Tứ Diệu đế. b. Vô Ngã tướng. c. Chuyển Pháp luân. d. Tam Vô Lậu học. 76 / 90 Như thế nào là Giác hạnh viên mãn? a. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập. b. Sau khi giác ngộ đem chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ. c. Những bậc tu tập đạt giác ngộ rốt ráo và đem truyền dạy cho người khác được giác ngộ rốt ráo như mình. d. Mình và người cùng giác ngộ giải thoát. 77 / 90 Tôn giả Mục Kiền Liên thành tựu đệ nhất gì? a. Tôn giả Mục Kiền Liên thành tựu đệ nhất gì? b. Thần thông đệ nhất. c. Đa văn đệ nhất. d. Thuyết pháp đệ nhất 78 / 90 Pháp sám hối có mang lại hạnh phúc, an vui cho con người không? a. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho mình mau chứng quả. b. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho đời sống cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn. c. Không, vì hạnh phúc chỉ có khi có nhiều tiền của. d. Đáp án a và b. 79 / 90 Tại sao phải phát triển hạnh lành? a. Vì hạnh lành là cội nguồn của mọi công đức. b. Vì hạnh lành có thể đưa chúng sanh đến bờ giải thoát giác ngộ. c. Vì hạnh lành có thể giúp chúng sanh tiến lên bậc thánh hiền. d. Đáp án a, b và c đều đúng. 80 / 90 Dì Mẫu người chăm sóc thời niên thiếu cho Thái tử Tất Đạt Đa là ai? a. Bà Ma Da b. Bà Kiều Đàm Di. c. Bà Vi Đề Hy d. Bà Mạt Lợi. 81 / 90 Người Phật tử thuần thành nên làm gì? a. Nên nương tựa Phật, Pháp, Tăng và giữ năm giới. b. Nên thờ Phật, cúng Phật, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày. c. Nên giữ giới hạnh, đi chùa, nghe pháp,... d. Gồm đáp án a, b và c. 82 / 90 Người Phật tử tu pháp môn Tịnh độ, thờ Phật Thích Ca có được không? a. Không được, tu Tịnh độ thì phải thờ Phật Di Đà. b. Được. Nên thờ Phật Thích Ca vì ngài hiện là giáo chủ cõi Ta bà. c. Tịnh độ chỉ là phương pháp tu, không nhất thiết là chỉ thờ Phật Di Đà d. Đáp án a, b và c. 83 / 90 Đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng “Giải không đệ nhất”? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp. d. Tôn giả Tu Bồ Đề. 84 / 90 Lợi ích của niệm Phật là gì? a. Công đức tăng trưởng. b. Thân tâm an tịnh c. Chư Phật hộ niệm d. Gồm đáp án a, b và c 85 / 90 Vì sao Đức Phật được nhân loại tôn thờ? a. Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ. b. Vì Ngài hy sinh hạnh phúc cá nhân, từ bỏ hưởng thụ cao sang ở thế gian, xuất gia tầm chân lý. c. Vì Ngài đã khéo vận dụng trí tuệ phương tiện để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi. d. Gồm đáp án a, b và c. 86 / 90 Khái niệm "Bát Chánh Đạo" trong đạo Phật bao gồm bao nhiêu phần? a. 4 b. 6 c. 8 d. 10 87 / 90 Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào? a. Trước khi Phật ra đời. b. Từ lúc Phật Đản sanh. c. Từ lúc Thái tử Xuất gia d. Từ lúc Phật Thành đạo 88 / 90 Vì sao Đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà? a. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời. b. Vì muốn độ tất cả chúng sinh. c. Vì muốn đemhạnh phúc cho chưthiên và loài người. d. Vì muốn độ tất cả chúng sinh và đem lợi ích rộng lớn cho chư thiên và loài người. 89 / 90 Ngôi Tinh xá đầu tiên cúng dường cho Đức Phật và Tăng đoàn được đặt tên là gì? a. Tinh xá Trúc Lâm. b. Tinh xá Kỳ Viên. c. Giảng đường Trùng Các. d. Giảng đường Đông Các. 90 / 90 Tu cả ba phương diện “tụng kinh, trì chú và niệm Phật” có được không? a. Không nên, chỉ chọn lựa một phương pháp mà tu cho tinh chuyên. b. Rất tốt, bởi vì ba phương diện này tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng c. Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh mà chọn phương diện nào cho thích hợp d. Đáp án b và c. Your score is 0% Thử lại