Tìm hiểu giáo lý Phật giáo Ôn tập kiến thức về đạo Phật. Sau khi hoàn thành phần ôn tập, bạn có thể kiểm tra kiến thức của mình tại đây 1 / 183 Người thọ trì ngũ giới được lợi ích gì? a. Ngăn ngừa chúng ta làm điều sai trái. b. Đem lại an vui, hạnh phúc cho gia đình. c. Đem lại thanh bình thịnh vượng cho quốc gia. d. Lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. 2 / 183 Trong ngũ thừa, ngũ giới thuộc thừa nào? a. Nhân thừa. b. Thiên thừa. c. Thanh văn thừa d. Duyên giác thừa 3 / 183 Ngũ giới gồm những giới nào? a. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, bán uống rượu. b. Không giết hại, không trộm cướp, không dâm, không nói sai, không uống rượu. c. Không sát nhân, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu d. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. 4 / 183 Theo Phật học Phổ thông, Phật tử tại gia quy y và thọ trì bao nhiêu giới? a. 5 giới. b. 8 giới. c. 10 giới. d. 48 giới. 5 / 183 Phật tử quy y Tăng thì không quy y gì? a. Thiên, thần, quỷ, vật. b. Ngoại đạo. c. Tà giáo. d. Thầy tà, bạn dữ. 6 / 183 Phật tử quy y Pháp thì không quy y gì? a. Thiên, thần. b. Quỷ, vật. c. Ngoại đạo tà giáo. d. Thầy tà, bạn dữ. 7 / 183 Phật tử quy y Phật thì không quy y gì? a. Không được đi đình, miếu. b. Thiên, thần, quỷ, vật. c. Ngoại đạo tà giáo. d. Thầy tà, bạn dữ. 8 / 183 Quy y Pháp bảo khỏi đọa vào đâu? a. A tu la. b. Địa ngục. c. Ngạ quỷ. d. Súc sinh. 9 / 183 Quy y Phật bảo khỏi đọa vào đâu? a. A tu la. b. Địa ngục. c. Ngạ quỷ. d. Súc sinh. 10 / 183 Sau khi được thọ Tam quy Ngũ giới, Phật tử nên làm gì? a. a. Thường đi chùa học giáo lý và tham gia các khóa tu. b. b. Tham gia các Phật sự và chương trình từ thiện xã hội. c. c. Thiết lập bàn thờ Phật tại nhà và thường tụng kinh để mở mang trí tuệ. d. Gồm đáp án a, b và c. 11 / 183 Lợi ích của việc Quy y Tam bảo là gì? a. Sống tốt hơn, mạnh khỏe và bình an. b. Khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh c. Kiếp sau được làm người hay sanh lên cõi trời. d. Bao gồm đáp án a và b. 12 / 183 Quy y Tam bảo có nghĩa là gì? a. Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm. b. Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo. c. Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian. d. Trở về nương tựa ba ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. 13 / 183 Thế gian trụ trì Phật bảo là chỉ cho những gì? a. Xá lợi đức Phật, tranh tượng Phật b. Ba tạng giáo điển của Phật. c. Giới luật đức Phật chế định. d. Thầy trụ trì thay thế Đức Phật hoằng truyền chánh pháp. 14 / 183 Thế gian trụ trì Tam bảo gồm những gì? a. Thế gian trụ trì Phật bảo, thế gian trụ trì Pháp bảo, thế gian trụ trì Tăng bảo. b. Thế gian trụ trì Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, thế gian trụ trì Tăng bảo. c. Xuất thế gian Phật bảo, thế gian trụ trì Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. d. Thế gian trụ trì Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, xuất thế gian Tăng bảo. 15 / 183 Xuất thế gian Pháp bảo là chỉ cho gì? a. a. Chánh pháp của Phật có công năng thoát khỏi ràng buộc thế gian. b. b. Giáo lý Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên,... c. c. Lời dạy của bậc Thánh xuất thế. d. Bao gồm đáp án a và b. 16 / 183 Xuất thế gian Phật bảo nhằm chỉ cho ai? a. Bậc có trách nhiệm đối với bản thân và gia đình b. Bậc có trách nhiệm xã hội và nhân loại. c. Bậc đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian. d. Bậc có trách nhiệm đối với Phật pháp. 17 / 183 Xuất thế gian Tam bảo gồm những gì? a. Xuất thế gian Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, thế gian Tăng bảo. b. Đồng thể Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. c. Xuất thế gian Phật bảo, thế gian trụ trì Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. d. Xuất thế gian Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, xuất thế gian Tăng bảo. 18 / 183 Đồng thể Tăng bảo là gì? a. Tất cả chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. b. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. c. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh. d. Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh, sự lý hòa hợp. 19 / 183 Đồng thể Pháp bảo là gì? a. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một thể tánh sáng suốt. b. Tất cả chúng sanh đồng pháp tánh bình đẳng. c. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh từ bi, bình đẳng. d. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. 20 / 183 Đồng thể Phật bảo là gì? a. Tất cả chúng sanh đều cùng một thể tánh. b. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. c. Tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một tánh sáng suốt. d. Chư Phật cùng chúng sanh đồng một thể tánh hòa hợp. 21 / 183 Đồng thể Tam bảo gồm những gì? a. Đồng thể Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. b. Đồng thể Phật bảo, đồng thể Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. c. Xuất thế gian Phật bảo, thế gian trụ trì Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. d. Xuất thế gian Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, xuất thế gian Tăng bảo. 22 / 183 Ba bậc Tam bảo gồm những gì? a. Thế gian trụ trì Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, đồng thể Tăng bảo. b. Đồng thể Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, thế gian trụ trì Tăng bảo. c. Xuất thế gian Phật bảo, xuất thế gian Pháp bảo, xuất thế gian Tăng bảo. d. Đồng thể Tam bảo, xuất thế gian Tam bảo, thế gian trụ trì Tam bảo. 23 / 183 Tam bảo gồm những gì? a. Giới, định, tuệ. b. Vô thường, vô ngã, Niết bàn. c. Chỉ ba ngôi quý báu: Phật, Pháp, Tăng. d. Văn, tư, tu. 24 / 183 Quy y nghĩa là gì? a. Đến chùa tụng kinh b. Đến chùa làm công quả. c. Xuất gia tu học. d. Trở về nương tựa Tam bảo. 25 / 183 Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai kế thừa Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Đại Ca Diếp. c. Tôn giả A Nan. d. Tập thể lãnh đạo. 26 / 183 Theo lịch sử Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Niết bàn khi bao nhiêu tuổi? a. 75 tuổi. b. 80 tuổi. c. 90 tuổi. d. 100 tuổi. 27 / 183 Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật nhập Niết bàn ngày nào? a. Ngày 8/2 âm lịch. b. Ngày 15/2 âm lịch. c. Ngày 15/4 âm lịch. d. Ngày 8/12 âm lịch. 28 / 183 Theo Phật học Phổ thông, Đức Phật nhập Niết bàn ở đâu? a. Dưới cây Vô ưu. b. Dưới cội Bồ đề. c. Rừng cây Tất bát la. d. Rừng Sa la. 29 / 183 Những lời dạy sau cùng của Đức Phật được ghi trong quyển kinh nào? a. Kinh Lăng Nghiêm. b. Kinh Hoa Nghiêm. c. Kinh Pháp Hoa. d. Kinh Di Giáo. 30 / 183 Trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật di huấn điều gì cho các đệ tử? a. Phải tôn sư trọng đạo, nghe theo lời thầy chỉ dạy. b. Phải tôn kính Phật, Pháp, Tăng như khi Đức Phật còn tại thế. c. Phải tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm thầy. d. Không có câu nào đúng trọn vẹn. 31 / 183 Ai là người cúng dường Đức Phật bữa cơm cuối cùng? a. Ông Cấp Cô Độc. b. Ông Tu Đạt Đa. c. Vua Ba Tư Nặc. d. Ông Thuần Đà. 32 / 183 Người đệ tử cuối cùng chứng thánh quả A La Hán của Đức Phật là ai? a. Tôn giả Ca Na Đề Bà. b. Tôn giả La Hầu La. c. Tôn giả Di Già Ca. d. Tôn giả Tu Bạt Đà La. 33 / 183 Năm thời thuyết pháp, Đức Phật nói những kinh gì? a. Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn. b. Lăng Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa c. Lăng Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa. d. Hoa Nghiêm, Di Giáo, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa. 34 / 183 Đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng “Giải không đệ nhất”? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp. d. Tôn giả Tu Bồ Đề. 35 / 183 Vị đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thiên nhãn đệ nhất”? a. Tôn giả Kiều Trần Như. b. Tôn giả A Nan Đà. c. Tôn giả A Na Luật. d. Tôn giả Phú Lâu Na. 36 / 183 Vị đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Giới luật đệ nhất”? a. Tôn giả La Hầu La. b. Tôn giả A Nan. c. Tôn giả Ưu Ba Ly. d. Tôn giả A Na Luật. 37 / 183 Đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”? a. Tôn giả Kiều Trần Như. b. Tôn giả Nan Đà. c. Tôn giả A Nan. d. Tôn giả Phú Lâu Na 38 / 183 Đại đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Mật hạnh đệ nhất”? a. Tôn giả Đại Ca Diếp. b. Tôn giả La Hầu La. c. Tôn giả Ưu Ba Ly. d. Tôn giả A Nan. 39 / 183 Vị thị giả nào theo hầu Đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”? a. Tôn giả Kiều Trần Như. b. Tôn giả Nan Đà. c. Tôn giả A Nan. d. Tôn giả Phú Lâu Na. 40 / 183 Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp. d. Tôn giả Phú Lâu Na. 41 / 183 Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào? a. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. b. Bà Da Du Đà La. c. Bà Khế Ma. d. Bà Mạt Lợi 42 / 183 Khi tôn giả A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, Đức Phật thuyết kinh gì? a. Kinh Hoa Nghiêm. b. Kinh Lăng Nghiêm. c. Kinh Lăng Già. d. Kinh Pháp Hoa. 43 / 183 Theo Phật học Phổ thông, khi vua Tịnh Phạn sắp băng hà, Đức Phật thuyết bài pháp gì cho đức vua? a. Vô thường, khổ, không, vô ngã. b. Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh. c. Khổ, vô thường, vô ngã. d. Thân vô thường, tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường. 44 / 183 Khi về thăm Ca Tỳ La Vệ, vua Tịnh Phạn yêu cầu điều gì và Đức Phật đã chấp thuận? a. Giao gia tài cho La Hầu La. b. Không được đi khất thực trong thành. c. Sau này độ ai xuất gia thì phải được sự chấp thuận của cha mẹ. d. Đáp án a và b đều đúng. 45 / 183 Đệ tử nào của Đức Phật khi còn tại gia, sống bên cạnh mỹ nhân lòng không động tà niệm? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Đại Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp. d. Tôn giả Đại Ca Chiên Diên. 46 / 183 Đức Phật cử ai hướng dẫn Cấp Cô Độc xây dựng tinh xá Kỳ Viên? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp. d. Tôn giả A Nan. 47 / 183 Ai cúng dường cây cho Đức Phật và Tăng đoàn ở tinh xá Kỳ Viên? a. Trưởng giả Cấp Cô Độc. b. Thái tử Kỳ Đà. c. Vua Ba Tư Nặc d. Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư 48 / 183 Thí chủ nào đã trải vàng mua đất xây cất Tinh xá cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn? a. Trưởng giả Cấp Cô Độc. b. Thái tử Kỳ Đà. c. Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư. d. Ông Thuần Đà. 49 / 183 Hai tôn giả nào hướng dẫn 250 vị ngoại đạo về làm đệ tử Đức Phật? a. Tôn giả Đại Ca Diếp và Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. c. Tôn giả Đại Ca Diếp và Mục Kiền Liên. d. Tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan. 50 / 183 Tôn giả nào tác động, khiến Xá Lợi Phất phát tâm xuất gia theo Đức Phật tu học? a. Tôn giả Ác Bệ. b. Tôn giả Thập Lực Ca Diếp. c. Tôn giả Bạc Đề. d. Tôn giả Ma Ha Nam. 51 / 183 Ngôi Tinh xá đầu tiên cúng dường cho Đức Phật và Tăng đoàn được đặt tên là gì? a. Tinh xá Trúc Lâm. b. Tinh xá Kỳ Viên. c. Giảng đường Trùng Các. d. Giảng đường Đông Các. 52 / 183 Vị vua nào cúng dường vườn Ngự uyển cho Đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ? a. Vua Thiện Giác. b. Vua Tịnh Phạn c. Vua Tần Bà Sa La. d. Vua A Xà Thế. 53 / 183 Sự hóa độ của Đức Phật như thế nào? a. Theo thứ lớp căn cơ. b. Tùy phương tiện. c. Tinh thần bình đẳng. d. Tùy phương tiện, theo thứ lớp căn cơ và tinh thần bình đẳng. 54 / 183 Đức Phật hàng phục vị Bà la môn thờ thần lửa cùng với 500 đệ tử xin xuất gia trở thành Tỳ kheo, đó là ai? a. Tôn giả Đại Ca Diếp. b. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp c. Tôn giả Già Da Ca Diếp. d. Tôn giả Na Đề Ca Diếp. 55 / 183 Mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật độ được bao nhiêu Thánh đệ tử? a. 5 đệ tử. b. 6 đệ tử c. 60 đệ tử d. 80 đệ tử 56 / 183 Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện tại địa điểm nào? a. Vườn Lâm Tỳ Ni. b. Vườn Lộc Uyển. c. Vườn Trúc Lâm. d. Vườn Cấp Cô Độc 57 / 183 Đức Phật thuyết pháp độ nhóm ông Kiều Trần Như bài pháp thứ hai tên gì? a. Tứ Diệu đế. b. Vô Ngã tướng. c. Chuyển Pháp luân. d. Tam Vô Lậu học. 58 / 183 Theo Phật học Phổ thông, Đức Phật chuyển pháp luân với bài pháp đầu tiên là gì? a. Tứ Diệu Đế. b. Tứ Chánh Cần. c. Tứ Như Ý Túc. d. Tứ Vô Lượng Tâm. 59 / 183 Đức Phật thuyết pháp độ nhóm ông Kiều Trần Như ở nơi nào? a. Vườn Lâm Tỳ Ni. b. Vườn Lộc Uyển. c. Vườn Trúc Lâm. d. Vườn Cấp Cô Độc. 60 / 183 Sau khi Thành đạo, Đức Phật hóa độ những vị nào đầu tiên? a. Nhóm ông Kiều Trần Như. b. Nhóm ông Da Xá. c. Vua Tần Bà Sa La. d. Vua Tịnh Phạn. 61 / 183 Vì sao Đức Phật quyết định chuyển bánh xe pháp? a. Vì chúng sanh đều có Phật tánh. b. Vì bản tính thanh tịnh của chúng sanh như hoa sen. c. Vì chúng sanh cõi ta bà có thể chứng đạo như Ngài d. Đáp án a, b và c đều đúng. 62 / 183 Sau khi Thành đạo, Đức Phật an trú Bồ Đề Đạo Tràng thêm bao lâu? a. 7 ngày b. 21 ngày c. 35 ngày d. 49 ngày 63 / 183 Thân Đức Phật có bao nhiêu tướng tốt, bao nhiêu vẻ đẹp? a. 18 tướng tốt, 49 vẻ đẹp. b. 32 tướng tốt, 72 vẻ đẹp. c. 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. d. 49 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. 64 / 183 Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật thành đạo ngày nào? a. Ngày 8/2 âm lịch. b. Ngày 15/4 âm lịch. c. Ngày 15/12 âm lịch. d. Ngày 8/12 âm lịch. 65 / 183 Sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã Thành đạo ở đâu? a. Dưới cây Vô ưu. b. Dưới cội Bồ đề. c. Dưới cây Ta la d. Dưới cây Asoka. 66 / 183 Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì? a. Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt. b. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh c. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông. d. Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông. 67 / 183 Theo Phật học Phổ thông, thái tử Tất Đạt Đa xuất gia ngày nào? a. Mùng 8/2 âm lịch. b. Mùng 8/4 âm lịch. c. Ngày 15/4 âm lịch. d. Mùng 8/12 âm lịch. 68 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia vào thời điểm nào? a. Buổi sáng. b. Buổi chiều. c. Buổi tối. d. Nửa đêm 69 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa cùng ngựa Kiền Trắc và Sa Nặc vượt thành xuất gia ở cửa thành nào? a. Cửa thành Đông. b. Cửa thành Nam. c. Cửa thành Tây. d. Cửa thành Bắc. 70 / 183 Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, thái tử Tất Đạt Đa đã yêu cầu vua cha những gì? a. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh. b. Cho con trẻ mãi không già, khỏe mãi không bệnh, sống hoài không chết. c. Cho con không già, không bệnh, không chết và tất cả chúng sanh hết khổ. d. Cho con không già, không bệnh, được xuất gia, và tất cả chúng sanh hết khổ. 71 / 183 Vua Tịnh Phạn dùng cách nào để ràng buộc Thái tử bỏ chí xuất gia? a. A. Xây dựng 3 cung điện nguy nga tráng lệ, có nhiều người hầu hạ. b. B. Ép hôn, để thái tử mê đắm dục lạc c. C. Hứa truyền ngôi vua sớm cho Thái tử. d. Gồm đáp án a, b và c 72 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa thổ lộ với ai nỗi niềm mong tìm ánh đạo? a. Tiên nhân A Tư Đà. b. Công chúa Da Du Đà La. c. Đạo sĩ A La Lam. d. Đạo sĩ Uất Đầu Lam Phấ 73 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ? a. Một người thợ săn. b. Một người chết. c. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm d. Đáp án a, b và c. 74 / 183 Trước khi quyết định xuất gia, thái tử Tất Đạt Đa gặp ai ở cửa Tây của thành Ca Tỳ La Vệ? a. Ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng. b. Người bệnh khóc than rên siết, đau đớn c. Người chết nằm giữa đường, ruồi, kiến bu bám d. Vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh an nhiên 75 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào? a. Cửa thành Đông b. Cửa thành Nam. c. Cửa thành Tây. d. Cửa thành Bắc. 76 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa gặp cảnh người già ở cửa thành nào? a. Cửa thành Đông b. Cửa thành Nam c. Cửa thành Tây. d. Cửa thành Bắc 77 / 183 Xin phép vua cha đi dạo bốn cửa thành, thái Tử Tất Đạt Đa đến cửa thành nào đầu tiên? a. Cửa thành Đông b. Cửa thành Nam c. Cửa thành Tây d. Cửa thành Bắc 78 / 183 Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì? a. Cảnh vui sướng của người nông dân b. Cảnh tương tàn tương sát của các loài côn trùng, cầm thú. c. Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót d. Cảnh người nông dân chăm sóc ruộng vườn 79 / 183 Tàinăng và đức hạnh của thái tử Tất Đạt Đa ra sao? a. A. Văn võ song toàn b. B. Tài đức, thương người mến vật. c. C. Thông minh, khiêm hạ, lễ độ. d. Gồm đáp án a, b và c. 80 / 183 Dì Mẫu người chăm sóc thời niên thiếu cho Thái tử Tất Đạt Đa là ai? a. Bà Ma Da b. Bà Kiều Đàm Di. c. Bà Vi Đề Hy d. Bà Mạt Lợi. 81 / 183 Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì? a. Bậc Năng nhơn, Tịch mặc. b. Nhà hiền triết của dòng Thích Ca c. Bậc thông thái. d. Đáp án a, b và c. 82 / 183 Theo Liên Hợp Quốc, Phật đản sinh năm nào được chọn phổ biến nhất? a. Năm 563 trước Tây lịch. b. Năm 566 trước Tây lịch. c. Năm 623 trước Tây lịch. d. Năm 624 trước Tây lịch. 83 / 183 Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào? a. Bà la môn b. Sát đế lợi. c. Phệ xá. d. Thủ đà la. 84 / 183 Sau khi sinh thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào? a. Cõi trời Phạm Thiên. b. Cõi trời Đao Lợi. c. Cõi trời Hóa Lạc Thiên. d. Cõi trời Đâu Suất. 85 / 183 Mẫu hậu, người hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa là vị nào? a. Hoàng hậu Ma Da. b. Hoàng hậu Kiều Đàm Di. c. Hoàng hậu Vi Đề Hy d. Hoàng hậu Mạt Lợi. 86 / 183 Sự ra đời của Đức Phật thường được gọi là “Thị hiện” có ý nghĩa gì? a. Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp. b. Sự ra đời làmvui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho đời. c. Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con người nhìn thấy được. d. Đáp án a, b và c. 87 / 183 Sự ra đời của Đức Phật thường được gọi là “Đản sanh” có ý nghĩa gì? a. A. Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp b. B. Sự ra đời làm vui vẻ, làmhân hoan, xán lạn cho đời. c. C. Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con người nhìn thấy được. d. Đáp án a, b và c. 88 / 183 Đức Phật đản sanh ở đâu? a. Vườn Lâm Tỳ Ni. b. Vườn Lộc Uyển. c. Cội cây Bồ đề. d. Rừng Ta la. 89 / 183 Vì sao Đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà? a. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời. b. Vì muốn độ tất cả chúng sinh. c. Vì muốn đemhạnh phúc cho chưthiên và loài người. d. Vì muốn độ tất cả chúng sinh và đem lợi ích rộng lớn cho chư thiên và loài người. 90 / 183 Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” hoàng hậu Ma Da thấy như thế nào? a. Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử. b. Thành Ca Tỳ La Vệ sẽ giàu có sung túc hơn nữa. c. Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn. d. Đáp án a và b 91 / 183 Như thế nào là Giác hạnh viên mãn? a. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập. b. Sau khi giác ngộ đem chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ. c. Những bậc tu tập đạt giác ngộ rốt ráo và đem truyền dạy cho người khác được giác ngộ rốt ráo như mình. d. Mình và người cùng giác ngộ giải thoát. 92 / 183 Giác tha viên mãn nghĩa là gì? a. Chỉ cách giác ngộ cho người khác. b. Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ hoàn toàn c. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ. d. Bao gồm đáp án a và b. 93 / 183 Tự giác viên mãn nghĩa là gì? a. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ. b. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập. c. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh. d. Giác ngộ do phước huệ đời trước. 94 / 183 Giáo lý đạo Phật gồm những gì? a. Giới, Định, Tuệ. b. Văn, Tư, Tu. c. Gồm ba tạng: Tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận d. Tứ diệu đế, Lục độ, Thập nhị nhân duyên. 95 / 183 Phật lịch được tính từ lúc nào? a. Từ năm Phật Đản sanh. b. Từ năm Phật Thành đạo. c. Từ năm Phật Chuyển pháp luân. d. Từ năm Phật nhập Niết bàn. 96 / 183 Theo phương diện bản thể, đạo Phật có từ lúc nào? a. Đạo Phật có từ vô thỉ. b. Khi có chúng sinh là có đạo Phật. c. Đạo Phật có từ vô thỉ, khi có chúng sinh là có đạo Phật. d. Khi Đức Phật đản sinh. 97 / 183 Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào? a. Trước khi Phật ra đời. b. Từ lúc Phật Đản sanh. c. Từ lúc Thái tử Xuất gia d. Từ lúc Phật Thành đạo 98 / 183 Ai khai sáng ra đạo Phật? a. Đức Phật Dược Sư. b. Đức Phật Di Lặc. c. Đức Phật A Di Đà. d. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 99 / 183 Chữ “Phật” nghĩa là gì? a. Bậc hoàn toàn giác ngộ. b. Người giác ngộ chân chánh. c. Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn d. Bậc cao hơn thượng đế. 100 / 183 Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì? a. Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão. b. Là con đường, là bổn phận c. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối. d. Bao gồm đáp án b và c. 101 / 183 Theo giáo lý Phật giáo, "Tứ Diệu Đế" gồm những nội dung nào? a. Khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt của khổ, con đường chấm dứt khổ b. Đức, trí, từ bi, bác ái c. Thiền, lễ, giới, từ bi d. Thân, tâm, thức, giải thoát 102 / 183 Trong đạo Phật, khái niệm "Nirvana" (Niết Bàn) biểu thị cho điều gì? a. Một trạng thái tâm linh tự do khỏi khổ đau b. Một địa ngục c. Một thiên đường d. Một nghi lễ đặc biệt 103 / 183 Khái niệm "Bát Chánh Đạo" trong đạo Phật bao gồm bao nhiêu phần? a. 4 b. 6 c. 8 d. 10 104 / 183 Ai là người sáng lập ra đạo Phật? a. Lão Tử b. Đạt Ma c. Siddhartha Gautama d. Khổng Tử 105 / 183 Tại sao phải phát triển hạnh lành? a. Vì hạnh lành là cội nguồn của mọi công đức. b. Vì hạnh lành có thể đưa chúng sanh đến bờ giải thoát giác ngộ. c. Vì hạnh lành có thể giúp chúng sanh tiến lên bậc thánh hiền. d. Đáp án a, b và c đều đúng. 106 / 183 Lợi ích của việc sám hối như thế nào? a. Được Phật tha tội, ban phước. b. Tiêu trừ nghiệp chướng và phát triển hạnh lành. c. Tâm hồn an vui. d. Được tăng trưởng phước đức. 107 / 183 Pháp sám hối có mang lại hạnh phúc, an vui cho con người không? a. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho mình mau chứng quả. b. Có, vì sám hối có thể cải hóa lòng mình, làm cho đời sống cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn. c. Không, vì hạnh phúc chỉ có khi có nhiều tiền của. d. Đáp án a và b. 108 / 183 Như thế nào là sám hối chân chính? a. Tự mình tạo tội thì tự mình ăn năn, chừa bỏ. b. Tội lỗi từ tâm tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối. c. Đối trước bậc thanh tịnh để sám hối tội lỗi. d. Gồm đáp án a và b. 109 / 183 Thế nào là tác pháp sám hối? a. Đối trước tượng Phật bày tỏ lỗi lầm. b. Lập đàn tràng sám hối. c. Thỉnh chư Tăng thành khẩn bày tỏ lỗi lầm lỡ gây tạo. d. Phải thiết tha thỉnh chư Tăng chứng minh và thành khẩn bày tỏ lỗi lầm, nguyện về sau không tái phạm. 110 / 183 Sám hối nghĩa là gì? a. Ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau. b. Xưng tội để chư Phật tha thứ. c. Hứa không tạo thêm tội nữa. d. Hối hận những lỗi lầm được tạo ra. 111 / 183 Lợi ích của giữ giới không uống rượu là gì? a. Bảo toàn hạt giống trí huệ, ngăn ngừa tội lỗi. b. Không bị quở trách, chê cười. c. Có sức khoẻ, tư cách và sống có trách nhiệm. d. Gồm đáp án a, b và c. 112 / 183 Lợi ích của việc giữ giới không nói dối là gì? a. Tăng uy tín, tránh được các hậu quả xấu ác. b. Miệng thường thơm sạch. c. Không bị dư luận đàm tiếu, xã hội cô lập. d. Gồm đáp án a, b và c. 113 / 183 Vì sao Đức Phật cấm không được nói sai sự thật? a. Tôn trọng sự thật, bảo tồn sự trung tín trong xã hội, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nghiệp báo khổ đau. b. Tôn trọng Phật tánh, lòng từ bi và tránh nghiệp báo khổ đau. c. Tôn trọng sự thật, tôn trọng Phật tánh và tránh nghiệp báo khổ đau. d. Tôn trọng sự thật, tôn trọng sự công bằng, tôn trọng lòng từ bi. 114 / 183 Giới thứ 4 trong ngũ giới, nói sai sự thật gồm các cách nói nào? a. Nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. b. Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. c. Nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. d. Nói dối, nói thêu dệt, nói tục, nói lời hung ác. 115 / 183 Lợi ích của việc giữ giới không tà dâm là gì? a. Bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình và của người. b. Tránh được các hình thức thù oán và quả báo xấu. c. Tránh được những chứng bệnh lây nhiễm. d. Gồm đáp án a, b và c. 116 / 183 Vì sao Đức Phật cấm không tà dâm? a. Tôn trọng sự công bình, tránh oán thù và quả báo xấu xa. b. Tránh oán thù và quả báo xấu xa. c. Tôn trọng sự công bình, bảo vệ hạnh phúc gia đình; tránh oán thù và quả báo xấu xa. d. Tôn trọng sự công bình, tránh oán thù và quả báo xấu xa. 117 / 183 Lợi ích của việc giữ giới không trộm cướp là gì? a. Được phước báu giàu sang sung sướng. b. Không bị mất tài sản của mình. c. Không bị luật pháp truy tố, trừng phạt và các hậu quả xấu khác. d. Gồm đáp án a, b và c. 118 / 183 Thế nào gọi là trộm cướp? a. Tài vật của người không cho mà cướp lấy, cưỡng ép, lừa gạt và chiếm đoạt. b. Từ vật quý giá đến cây kim, ngọn cỏ người ta không cho mà lấy. c. Trốn thuế, tham nhũng, biến của công thành của riêng. d. Gồm đáp án a, b và c. 119 / 183 Vì lý do gì Đức Phật cấm trộm cướp? a. Tôn trọng sự công bằng. b. Tôn trọng sự bình đẳng. c. Nuôi dưỡng lòng từ và tránh nghiệp báo oán thù. d. Gồm đáp án a, b và c. 120 / 183 Lợi ích của việc giữ giới không sát sinh là gì? a. Tăng trưởng lòng từ bi. b. Tránh được nhân quả báo ứng, oán thù. c. Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tuổi thọ. d. Gồm đáp án a, b và c. 121 / 183 Nguyên nhân Đức Phật chế giới không sát sinh? a. Tôn trọng sự công bằng. b. Tôn trọng Phật tánh bình đẳng. c. Nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân quả báo ứng oán thù. d. Gồm đáp án a, b và c. 122 / 183 Hình thức tích cực giữ giới không sát sinh là gì? a. Ăn chay. b. Phóng sinh. c. Giữ gìn môi sinh. d. Đáp án a, b và c đều đúng 123 / 183 Vì sao Phật tử phải giữ giới không sát sanh? a. Vì thương yêu mạng sống muôn loài. b. Vì chúng ta và chúng sanh đều là quyến thuộc. c. Vì mọi sinh vật đều tham sống sợ chết. d. Đáp án a, b và c đều đúng. 124 / 183 Theo Phật học Phổ Thông, Lục trai là ăn chay vào 6 ngày nào trong tháng âm lịch? a. Mùng 1, 8, 14, 15, 19, 23 b. Mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu ngày 28, 29). c. Mùng 1, 8, 14, 15, 23, 30 (tháng thiếu ngày 29). d. Mùng 1, 8, 14, 15, 29, 30 (tháng thiếu ngày 28, 29) 125 / 183 Cổ nhân nói: “Vật dưỡng nhơn”, theo đạo Phật câu này hợp lý không? Vì sao? a. Hợp lý, vì nếu không có động vật con người bị suy dinh dưỡng. b. Không hợp lý, vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng, không phải do mạnh hiếp yếu. c. Hợp lý, vì đó là lời nói được truyền lại d. Cần nghiên cứu cứu thêm. 126 / 183 Theo đạo Phật, ăn chay có lợi ích gì? a. Dễ tiêu hóa, tăng sức khoẻ, thêm tuổi thọ. b. Phòng ngừa các chứng bệnh nan y, duy trì tuổi thọ c. Tăng trưởng lòng từ bi, bình đẳng, tránh nghiệp sát sanh, phòng ngừa bệnh tật d. Tránh quả báo luân hồi đền mạng. 127 / 183 Vì sao Đức Phật dạy ăn chay? a. Vì tăng cường sức khỏe, tránh nghiệp sát sanh b. Vì ngon miệng, dễ tiêu hóa, tăng sức khoẻ và thêm tuổi thọ c. Vì nuôi lòng từ bi, thương mạng sống, tránh quả báo xấu d. Vì tiết kiệm tiền bạc và thời gian nấu nướng. 128 / 183 Vì sao Phật tử nên thường niệm Phật Di Đà? a. Để chuyển hóa vọng tưởng điên đảo, không nghĩ điều xằng bậy b. Để cho tâm luôn được thanh tịnh an lạc. c. Cầu sanh Tịnh độ. d. Gồm đáp án a, b và c 129 / 183 Lợi ích của niệm Phật là gì? a. Công đức tăng trưởng. b. Thân tâm an tịnh c. Chư Phật hộ niệm d. Gồm đáp án a, b và c 130 / 183 Hiệu lực “Đại Bi chú” như thế nào? a. Sống được an lành, chết được vãng sanh b. Mau hết tai nạn, cầu gì được đó. c. Thoát khỏi bệnh tật, tăng thêm tuổi thọ, mua bán thuận lợi d. Đáp án a, b và c. 131 / 183 Tu cả ba phương diện “tụng kinh, trì chú và niệm Phật” có được không? a. Không nên, chỉ chọn lựa một phương pháp mà tu cho tinh chuyên. b. Rất tốt, bởi vì ba phương diện này tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng c. Tùy theo căn cơ và hoàn cảnh mà chọn phương diện nào cho thích hợp d. Đáp án b và c. 132 / 183 Để hiểu rõ lời Phật dạy, ba pháp “Tụng kinh, trì chú và niệm Phật” người Phật tử nên hành trì pháp gì? a. Niệm Phật b. Tụng kinh c. Trì chú. d. Đáp án b và c. 133 / 183 Mục đích của việc tụng kinh là gì? a. Cầu Tam bảo ban phước lành. b. Ôn lại những lời Phật dạy để ghi nhớ, hiểu biết và thực hành. c. Để tiêu trừ nghiệp chướng, cuộc sống giàu sang. d. Để mở mang tâm trí, tăng trưởng kiến thức 134 / 183 Lạy Phật như thế nào mới đúng? a. Khi lạy Phật hai bàn tay để ngửa hoặc úp và đặt trán ở khoảng giữa hai bàn tay. b. Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi c. Trước khi lễ Phật phải súc miệng, rửa mặt, thân thể sạch sẽ, y phục trang nghiêm d. Đáp án a, b và c đều đúng 135 / 183 Ý nghĩa của việc lạy Phật là gì? a. Thể hiện sự cung kính đối với đức Phật. b. Thể hiện đời sống tôn giáo, tâm linh. c. Lạy Phật để Phật ban phước sống lâu, giàu có và quyền lực. d. Đáp án a và b đều đúng. 136 / 183 Năm thứ hương cúng dường đức Phật về lý gồm những gì? a. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương. b. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương. c. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương. d. Đáp án a, b và c 137 / 183 Người Phật tử tu pháp môn Tịnh độ, thờ Phật Thích Ca có được không? a. Không được, tu Tịnh độ thì phải thờ Phật Di Đà. b. Được. Nên thờ Phật Thích Ca vì ngài hiện là giáo chủ cõi Ta bà. c. Tịnh độ chỉ là phương pháp tu, không nhất thiết là chỉ thờ Phật Di Đà d. Đáp án a, b và c. 138 / 183 Thờ Phật như thế nào cho đúng? a. Có bàn thờ độc lập, cúng hoa quả, lễ bái, tụng niệm và hành trì lời Phật dạy. b. Có thể thờ chung một bàn thờ, Phật ở trên, gia tiên ở dưới c. Thờ Phật để tạo góc tâm linh trong nhà, thể hiện tôn kính, thọ trì và thực tập d. Đáp án a, b và c đều đúng. 139 / 183 Vì sao Đức Phật được nhân loại tôn thờ? a. Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ. b. Vì Ngài hy sinh hạnh phúc cá nhân, từ bỏ hưởng thụ cao sang ở thế gian, xuất gia tầm chân lý. c. Vì Ngài đã khéo vận dụng trí tuệ phương tiện để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sanh tử luân hồi. d. Gồm đáp án a, b và c. 140 / 183 Mục đích của việc thờ Phật là gì? a. Thắp hương tụng niệm mỗi ngày sáu thời giống như các tự viện b. Tỏ lòng tôn kính, tri ân và noi theo gương hạnh của đức Phật c. Tôn trí bàn thờ trang nghiêm, đốt hương cầu nguyện mỗi ngày. d. Đáp án a, b và c. 141 / 183 Lợi hành nhiếp là những việc làm nào? a. Làm lợi ích cho mình b. Làm người khác có tiền của c. Làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hành động d. Làm cho người khác được lợi ích, hưởng thụ 142 / 183 Ái ngữ là lời nói như thế nào? a. Thẳng thắn, bộc trực. b. Nhẹ nhàng, khôn khéo c. Thu phục lòng người. d. Nhẹ nhàng, khôn khéo và thu phục lòng người 143 / 183 Ái ngữ nhiếp liên quan giới thứ mấy trong năm giới? a. Giới thứ nhất. b. Giới thứ hai. c. Giới thứ ba. d. Giới thứ tư. 144 / 183 Thế nào là Bố thí ba la mật? a. Bố thí để cầu phước báu nhân thiên b. Bố thí để được mọi người biết là mình cũng có tấm lòng nhân hậu c. Bố thí không chấp mình là người cho, kia là người nhận và có vật để bố thí. d. Bố thí không kể công, cúng dường không ỷ lại. 145 / 183 Bố thí có ba cách gồm những gì? a. Nội tài thí, ngoại tài thí, vô uý thí b. Tài thí, pháp thí, bình đẳng bố thí. c. Tài thí, pháp thí, vô uý thí. d. Quá khứ thí, hiện tại thí, vị lai thí 146 / 183 Tứ nhiếp pháp gồm những gì? a. Bố thí, trì giới, niệm Phật, ăn chay. b. Ái ngữ, lợi hành, tụng kinh, nghe pháp. c. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. d. Ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú. 147 / 183 Vì sao tu Bát quan trai giới không được ca múa hát xướng và cố đi xem nghe? a. Tránh vào ác đạo b. Tránh bệnh tật. c. Tránh tâm tham đắm d. Tránh loạn tâm thức. 148 / 183 Vì sao Phật tử không nên nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn trong thời gian tu tập Bát quan trai giới? a. Kiệm phước và ngăn ngừa thân xác không cho buông lung b. Để tránh mọi cảm nghĩ khoái lạc của giường cao rộng lớn. c. Để tránh cảm giác có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân d. Đáp án a, b và c đều đúng 149 / 183 Giới thứ 7 trong Bát quan trai giới là gì? a. Không ngồi trên giường cao tốt đẹp. b. Không ca múa hát xướng. c. Không được cố đi xem nghe d. Không ngồi trên giường cao tốt đẹp, không làm trò nhạc, ca múa và cố đi xem nghe. 150 / 183 Giới thứ 6 trong Bát quan trai giới là gì? a. Không đeo chuỗi anh lạc tràng hoa thơm b. Không xoa ướp dầu thơm vào mình c. Không đeo chuỗi anh lạc tràng hoa thơm, không xoa ướp dầu thơm vào mình. d. Không đeo chuỗi anh lạc tràng hoa thơm, không xoa ướp dầu thơm vào mình. 151 / 183 Giới thứ 3 trong Bát quan trai giới là gì? a. Không tà dâm. b. Không dâm dục. c. Không tà hạnh. d. Đáp án a và c đều đúng 152 / 183 Lợi ích của việc tu Bát quan trai giới là gì? a. Tập sự tu hạnh xuất gia. b. Thanh tịnh thân, khẩu, ý c. Phát triển các hạnh lành. d. Đáp án a, b và c 153 / 183 Bát quan trai giới dành cho Phật tử áp dụng thời gian như thế nào? a. Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm. b. Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 24 giờ c. Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng áp dụng trong 7 ngày. d. Đáp án a và b 154 / 183 Mục đích của việc tu Bát quan trai giới là gì? a. Tu gieo duyên xuất gia. b. Lập hạnh giải thoát ngắn hạ c. Để thực hành theo hạnh xuất gia. d. Gồm đáp án a, b và c. 155 / 183 Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào? a. Người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm. b. Người cư sĩ tu xuất gia gieo duyên c. Người cư sĩ vào chùa tập sự xuất gia. d. Người tại gia dõng mãnh tinh tấn 156 / 183 Bổn phận của Phật tử đối với Tăng, Ni là gì? a. Chỉ tôn trọng thầy mình là đủ b. Chỉ cung kính và nghe theo những vị mình ngưỡng mộ c. Hết lòng cung kính, nương theo Tăng, Ni để học tập đạo lý và tu hành d. Có quyền quy y nhiều Thầy và chỉ tôn trọng vị mình đang theo phụng sự 157 / 183 Khi đến chùa gặp chư Tăng hoặc chư Ni, Phật tử nên chào như thế nào? a. Chắp tay xá, chào hiền huynh, hiền tỷ. b. Chắp tay xá chào và niệm “Mô Phật”, hay “A Di Đà Phật”. c. Chào hỏi thân mật và hỏi thăm sức khỏe. d. Thăm hỏi như người thân trong gia đình. 158 / 183 Khi đang cầm kinh mà muốn xá chào người khác, Phật tử phải làm thế nào? a. Kẹp quyển kinh vào cánh tay và xá chào. b. Đặt kinh giữa hai tay và xá chào c. Một tay cầm kinh một tay chào. d. Ôm kinh vào ngực và chào “Mô Phật” hoặc “A Di Đà Phật”. 159 / 183 Theo kinh Thiện Sanh, học trò phải có bổn phận với thầy như thế nào? a. Phải vâng lời và kính thầy như cha mẹ. b. Phải biết nhớ ơn thầy dù là không còn dạy mình nữ c. Kính trọng khi thầy còn dạy d. Gồm đáp án a và b. 160 / 183 Bổn phận của thầy đối với học trò trong kinh Thiện Sanh là gì? a. Làm tròn bổn phận của người thầy, hiểu hay không tùy học trò. b. Cần mẫn dạy dỗ, tìm cách làm cho học trò hiểu bài và trở nên giỏi hơn mình c. Học trò phải cung kính và tuân thủ ý kiến thầy. d. Không để học trò giỏi hơn thầy 161 / 183 Bổn phận đối với bà con thân thích trong kinh Thiện Sanh là gì? a. Chỉ biết lo gia đình mình, không xen vào chuyện người khác. b. Thăm hỏi khi người thân có bệnh, chia sẻ khi người thân gặp khó khăn. c. Khuyên can khi có người làm việc chẳng lành. d. Gồm đáp án b và c. 162 / 183 Bổn phận của chồng đối với vợ trong kinh Thiện Sanh là gì? a. Chỉ lo kiếm tiền nuôi sống gia đình. b. Giao tất cả việc nội trợ cho vợ quán xuyến. c. Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm gia đình và thủy chung với vợ. d. Chồng là trụ cột gia đình nên vợ con phải theo mọi quyết định từ chồng. 163 / 183 Bổn phận của vợ đối với chồng theo kinh Thiện Sanh là gì? a. Kính yêu, hòa thuận, chia sẻ công việc với chồng b. Quán xuyến công việc nhà. c. Giữ gìn tiết hạnh. d. Gồm đáp án a, b và c 164 / 183 Bổn phận của cha mẹ đối với con cái theo kinh Thiện Sanh là gì? a. Bắt buộc con giỏi hơn những đứa trẻ đồng trang lứa. b. Dạy con siêng năng học tập và thân cận người trí. c. Chu cấp cho con những gì con muốn d. Không cho con làm việc nhà để có thời gian học hành. 165 / 183 Về cách xưng hô, Phật tử cùng gặp mặt nhau thì gọi thế nào cho đúng? a. Xưng hô theo tuổi tác như: ông, bà, cô, bác, anh, chị. b. Kêu Sư huynh, Sư tỷ, xưng pháp danh mình, v.v… c. Chắp tay xá chào và niệm “Mô Phật”, hay “A Di Đà Phật”. d. Gồm đáp án a và c. 166 / 183 Sống có trách nhiệm với bản thân nghĩa là gì? a. Thực hành lối sống lành mạnh. b. Hoàn thiện bản thân là đủ, không cần quan tâm người khác. c. Tu tâm dưỡng tánh, trau dồi đức hạnh. d. Gồm đáp án a và c. 167 / 183 Người Phật tử thuần thành nên làm gì? a. Nên nương tựa Phật, Pháp, Tăng và giữ năm giới. b. Nên thờ Phật, cúng Phật, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày. c. Nên giữ giới hạnh, đi chùa, nghe pháp,... d. Gồm đáp án a, b và c. 168 / 183 Bổn phận của người Phật tử tại gia là gì? a. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quyến thuộc. b. Có trách nhiệm đối với cá nhân, gia đình, xã hội và Phật pháp. c. Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia và Tam bảo. d. Có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và Phật pháp. 169 / 183 Bốn giai đoạn thay đổi của sự vật là gì? a. Thành, trụ, hoại, không. b. Sanh, trụ, dị, diệt. c. Thành, trụ, hoại, tận. d. Đáp án a và b đều đúng 170 / 183 Vì sao Phật nói pháp vô thường? a. Cảnh tỉnh người đời trước những thú vui, giả tạm. b. Đối trị tâm mê mờ, tham ái, chấp thủ của chúng sanh. c. Đối trị đắm nhiễm dục lạc. d. Đáp án a, b và c đều đúng. 171 / 183 Vô thường biểu hiện qua những phương diện nào? a. Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường. b. Thân vô thường, khẩu vô thường, hoàn cảnh vô thường. c. Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường. d. Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người vô thường. 172 / 183 Theo âm lịch, lễ Vu Lan nhằm ngày, tháng nào? a. Rằm tháng hai. b. Rằm tháng tư. c. Rằm tháng bảy. d. Rằm tháng mười 173 / 183 Vì sao bà Thanh Đề không ăn được bát cơm do tôn giả Mục Kiền Liên dâng? a. Bị quỷ đốt cháy. b. Bị quỷ giành ăn. c. Bát cơm bốc cháy do nghiệp lực của bà nặng. d. Do chịu tội nên không được ăn. 174 / 183 Tôn giả Mục Kiền Liên thành tựu đệ nhất gì? a. Tôn giả Mục Kiền Liên thành tựu đệ nhất gì? b. Thần thông đệ nhất. c. Đa văn đệ nhất. d. Thuyết pháp đệ nhất 175 / 183 Phật tử nên báo hiếu cha mẹ lúc nào? a. Báo hiếu khi cha mẹ bệnh đau. b. Báo hiếu sau khi cha mẹ đã qua đời. c. Báo hiếu vào dịp lễ Vu Lan. d. Báo hiếu hằng ngày và bất kỳ lúc nào có thể. 176 / 183 Phật tử phải báo hiếu cha mẹ như thế nào mới đúng pháp? a. Chiều lòng và làm bất kỳ việc gì cha mẹ muốn. b. Tổ chức lễ tang linh đình khi cha mẹ qua đời. c. Chăm sóc và hướng cha mẹ theo đường lành, cầu siêu, tạo phước khi cha mẹ qua đời d. Cúng tế quỷ thần để khỏi bắt hồn cha mẹ 177 / 183 Tại sao đức Phật chọn ngày rằm tháng bảy (âm lịch) để thiết lễ Vu Lan? a. Vì đó là ngày xá tội vong nhân. b. Vì đó là ngày chư Tăng Tự tứ. c. Vì đó là ngày chư Phật mười phương hoan hỷ. d. Đáp án a, b và c đều đúng. 178 / 183 Duyên khởi lễ Vu Lan bắt nguồn từ vị nào? a. Tôn giả Xá Lợi Phất. b. Tôn giả Mục Kiền Liên c. Tôn giả A Nan. d. Tôn giả Tu Bồ Đề 179 / 183 Vì sao trong kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Đức Phật lạy đống xương khô? a. Vì cứu bà Thanh Đề. b. Vì trong đó có ông bà cha mẹ nhiều đời. c. Vì tôn kính cha mẹ. d. Gồm đáp án a và b. 180 / 183 Mục đích Đức Phật nói kinh Vu Lan để làm gì? a. Để cứu bà Thanh Đề do lời thỉnh cầu của tôn giả Mục Kiền Liên. b. Để mọi người báo hiếu cha mẹ hiện tiền, hoặc khi đã qua đời. c. Để thể hiện niềm tôn kính cha mẹ d. Đáp án a, b và c đều đúng 181 / 183 Ngài Mục Kiền Liên đã chứng lục thông, sao không tự cứu mẹ, mà phải nhờ sức chú nguyện của chư Tăng? a. Do thần thông bất lực trước quả xấu quá nặng. b. Sức chú nguyện của chư Tăng mạnh hơn thần thông. c. Nhờ sức chú nguyện của chư Tăng, bà Thanh Đề sanh tâm hối hận nên được giải thoát. d. Nhờ sức chú nguyện của chư Tăng, bà Thanh Đề xả bỏ lòng bỏn xẻn nên được giải thoát 182 / 183 Mẹ ngài Mục Kiền Liên tên là gì? a. Bà Thanh Đề. b. Bà Duyệt Đế Lợi c. Bà Am Ba Pa Li. d. Bà Vi Đề Hy. 183 / 183 Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là gì? a. Cởi trói cho người bị treo ngược b. Cứu sự đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược c. Xá tội vong nhân d. Đáp án a, b và c đều đúng. Your score isThe average score is 96% 0% Thử lại